Bản Tin Phụng Sự #12 (eBook PDF)
Category Archives: Giáo Lý
Lập ngôn trong Đạo Cao-Đài
Bài 19 Đàn cúng 23 tháng 2 giáp ngọ ( dl 23-3-2014 )
NAM MÔ CAO-ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
Kính thưa Quí Huynh Tỷ Đệ Muội .
Chúng ta đang tìm hiểu về Tam lập, 2 Đàn cúng trước tôi có dịp nói về Lập Đức
Lập-Công, Ngày hôm nay tôi xin nói về Lập Ngôn là phần thứ 3 của tam lập .
LẬP NGÔN là giữ gìn,cẩn thận lời nói, trước khi nói ra lời nào phải suy nghĩ cho kỹ càng,xem lời nói đó có ích lợi gì không ? lời nói đó có chơn thật không ? Có gây phiền giận cho ai không ? Có làm thiệt hại ai không ? và nhất là có mang tội với các Đấng hay không ? ( Một câu thất đức thiên niên đọa )
Một lời nói thiếu suy nghĩ thường gây ra khẩu nghiệp,mà khẩu nghiệp là điều dễ phạm tội nhất, vì lời nói không mất tiền mua, nên con người thường cứ nói bừa,không cần suy nghĩ,mà hễ lở lời nói bậy rồi không lấy lại được, đôi khi hối hận cũng đã trễ rồi .
Muốn tránh khẩu nghiệp,phải giữ tinh thần luôn bình tỉnh trong mọi hoàn cảnh, phải dằn cho được sự nóng giận hơn thua, không giữ sự thù hận trong lòng, tâm trí luôn nghĩ đến điều hay lẽ phải .
Lập ngôn là lời nói ra phải có lễ độ, khiêm cung, cách nói hòa nhả,thân thiện nhất là phải nói lời chân thật, có đạo đức,để cảm hóa được người nghe mà phát tâm theo Đạo tu hành .
Dùng lời dịu dàng để an ủi người buồn khổ, Lựa lời đúng lý,phân trần để hòa giải sự hiềm khích giữa anh em đồng đạo .
Người muốn lập ngôn phải quan tâm kiểm soát từng lời nói mà mình sắp nói ra, vì nếu lở nói một lời sai quấy cũng mang khẩu ngiệp, đôi khi gây hậu quả xấu tác hại khôn lường .
Có câu : NHỨT TINH CHI HỎA, NĂNG THIÊU VẠN KHOẢNH CHI SƠN
BÁN CÚ PHI NGÔN ,NGỘ TỔN BÌNH SANH CHI ĐỨC
Có nghĩa là : một đốm lửa nhỏ có thể đốt cháy muôn khoảnh núi rừng
Nửa câu nói bậy làm hại tiêu cả đức bình sanh .
Đức Chí Tôn đã thường dạy “ Thầy dạy các con phải cẩn ngôn, thà là các con làm tội mà chịu tội đã đành , hơn là các con nói tội mà phải mang trọng hình đồng thể (TNHT bài 144 ) . Mỗi Tín đồ Cao-Đài muốn lập ngôn cho đúng, thì phải nghiêm chỉnh tuân theo giới cấm thứ 5 trong ngủ giới cấm là : NGỦ BẤT VỌNG NGỮ là cấm xảo trá láo xược, gạt gẩm người, khoe mình, bày lỗi người,chuyện quấy nói phải, chuyện phải thêu dệt ra quấy, nhạo báng, chê bai, nói hành kẻ khác, xúi giục người hờn giận, kiện thưa, xa cách, ăn nói lỗ mãng,thô tục, chửi rủa người, phỉ báng tôn giáo, nói ra không giữ lời hứa “ .
Tóm lại muốn cho linh hồn được an nhàn nơi cõi thiêng liêng hằng sống, thì chúng ta phải gắng tu tam lập,tức là phải tận tâm,tận lực lập đức – Lập công và lập ngôn .
Tu tam lập là phương pháp tu cốt yếu của Đạo Cao-Đài trong thời kỳ đại ân xá của Đức Chí Tôn, nên chúng ta cố gắng tu thực hành tam lập, đem hết sức mình phụng sự nhơn sanh, để được kết quả tốt cho linh hồn, hầu không uổng cho một kiếp sanh may duyên gặp Đạo .
Hằng tuần trong mỗi Đàn cúng Chư Huynh Tỷ Đệ Muội nên dành đôi phút tỉnh tâm trước bàn thờ Chơn-Linh Cửu huyền thất Tổ :
Nguyện cùng Thất Tổ xin thương
Cho bền gan tấc noi đường thảo nay
Xưa chẳng đặng may duyên gặp đạo
Nay phò trì con cháu tu tâm .
Và : Xin Cha mẹ định thần định tánh
Noi khuôn linh nẽo Thánh đưa chơn
Thong dong cõi thọ nương hồn
Chờ con lập đức giúp hườn ngôi xưa
NAM MÔ CAO-ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
Lập công trong Đạo Cao-Đài
Bài 18 đọc Đàn cúng ngày 2 tháng 2 giáp ngọ ( dl 2-3-2014 )
NAM MÔ CAO-ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
Kính thưa Quí Huynh Tỷ Đệ Muội
Hôm nay Tôi xin nói tiếp về Tam Lập . Lập Đức – Lập Công và Lập Ngôn, Ba điều đó gắn liền nhau,không thể tách rời ra từng phần đươc. Vì vậy trong kiếp sanh nầy chúng ta may duyên gặp Đạo, người Tu muốn đắc Đạo thì phải lo học tập và thực hành tam lập, mà muốn thực hành được tam lập thì phải có một quyết tâm lớn, một ý chí kiên nhẩn và một tấm lòng hy sinh tuyệt đối .
Quyết tâm là không lùi bước trước mọi khó khăn,vượt qua các thử thách do tà quyền gây nên .
Ý chí kiên nhẩn là để thắng được những dục vọng thấp kém, tình cảm yếu hèn để kềm chế lục dục thất tình của mình mà hướng chúng vào con đường cao thượng .
Lòng hy sinh tuyệt đối là để thắng được sự hẹp hòi ích kỷ của riêng mình, hy sinh là sẵn sang hiến dâng tất cả những gì quí báu của đời mình cho đạo pháp, cho nhơn sanh, sự hy sinh đó sẽ làm dứt hết mọi phiền não, đem lại cho tâm hồn an lạc nhẹ nhàng .
Hôm đàn cúng trước, Tôi đã trình bày về lập Đức, dùng cách bố thí làm phương tiện gồm thí tài,thí công,thí ngôn và thí pháp mà thí pháp được nhiều công đức hơn cả .
Hôm nay Tôi xin nói về lập Công . Lập Công là đem hết sức lực và sự hiểu biết của mình ra làm việc để phụng sự nhơn sanh . Việc lập công gồm có 3 phần : CÔNG PHU – CÔNG QUẢ và CÔNG TRÌNH .
1- CÔNG PHU :
Học tập kinh sách của đạo để hiểu thông kinh lễ,giáo lý và luật pháp của Đạo
Cúng Đức Chí-Tôn, có 4 thời cúng Đức Chí-Tôn trong một ngày đêm là Tý Ngọ Mẹo Dậu,gọi là tứ thời công phu, Phần đông trong chúng ta vì bận sinh kế,ít có thời gian, nhưng chúng ta nên sắp xếp để được cúng Đức Chí-Tôn hằng ngày thì rất tốt . Việc tứ thời công phu rất quan trọng, vì trong lúc cúng, chơn thần chúng ta được hấp thu thanh điển của các Đấng Thiêng Liêng, giúp cho trí tuệ ngày càng sáng suốt .
2- CÔNG QUẢ : Trong việc lập công phần công quả rất quan trọng, Đức Chí-Tôn đã nhiều lần dạy rằng “ Thầy mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là lập một trường thi công quả cho nhơn sanh đắc đạo “ Vậy muốn đắc đạo phải cố gắng lập nhiều công quả . Công quả là việc làm được xuất phát từ lòng tự giác, tự nguyện, thiết tha với nó, xem nó như là mục đích là nguồn vui sống của đời mình .
Tất cả việc làm giúp đạo, giúp người mà không nhận sự đền đáp,dù việc lớn hay việc nhỏ đều gọi là công quả, nên làm việc công quả trong âm thầm,không khoe khoan vì những việc làm nầy là âm chất, ai làm được bao nhiêu, khi linh hồn trở về cõi thiêng liêng sẽ được hưởng trọn vẹn kết quả tốt đẹp bấy nhiêu .
Dù người có phương tiện, cuộc sống giàu sang hay người trong hoàn cảnh nghèo nàn túng thiếu,mà tự nơi lòng mình thiết tha, sốt sắn phát khởi mà làm công quả,thì công quả ấy mới có giá trị thâm cao và luôn bền vững .
Đôi khi thấy có hình thức làm công quả mà người có tiền mượn làm, người không tiền nhận làm giùm Nếu giá trị công quả ấy đúng với lẽ công bình của tạo hóa, thì Thái Tử Sĩ Đạt Ta ngày xưa có thể mở kho đem tiền của,báu vật ra mướn người khác làm công quả dùm cho mình đắc đao,thì Ngài đâu cần bỏ ngôi Thái tử khổ hạnh đi chu du thí pháp .
3-CÔNG TRÌNH : là việc lập hạnh tu hành,bao gồm việc giữ gìn giới luật như ngủ giới cấm,tứ đại điều qui, thế luật, ăn chay kỳ hay ăn chay trường .
Việc lập hạnh đòi hỏi người tu phải có ý chí mạnh mẽ và cương quyết,mới thắng nổi sự đòi hỏi và ham muốn của thể xác,do lục dục thất tình xúi dục gây ra, nên thể xác lúc nào cũng muốn sung sướng, thoải mái,thỏa mãn mọi điều, chớ đâu chịu bó mình trong giới luât. Cho nên việc lập hạnh tu hành cần phải dung cảm,dứt khoát và nghiêm khắc mới chế ngự được sự ngang bướng của thể xác,mới điều khiển được thể xác làm lành lánh dữ .
Không vẽ vang nào hơn chiến thắng được dục vọng của chính mình . Tóm lại Lập Công gồm Công Phu, Công Quả, Công Trình,ba phần liên hệ mật thiết nhau, quan trọng như nhau,không thể tách rời, không thể bỏ sót phần nào được, mà phải phát triển song song nhau,thì sự tiến hóa tâm linh mới mau kết quả . Trong một Đàn Cơ Đức Phật-Mẫu có dạy :
Xét tư-tưởng đừng còn sai quấy
Xét việc làm vô kỷ vô công
Xét lời hòa duyệt dung-thông
Trong ba phạm một tam công hỏng rồi .
NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
Sự Thương yêu
Bài 20 Thương yêu
NAM MÔ CAO-ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT .
Kình thưa Huynh – Tỷ – Đệ – Muội .
Chúng ta may duyên được sinh ra trong buổi Đức Chí-Tôn hoằng khai Đại-Đạo Tam kỳ Phổ Độ, gặp vào thời kỳ đại ân xá và đã biết thức tỉnh nhập môn vào Đạo Cao-Đài để lo sửa mình và tu học .
Hôm nay chúng ta tìm hiểu về LUẬT THƯƠNG YÊU, Đức Chí-Tôn đã hóa sinh vạn vật trong càn khôn vũ-tru. Ngài xem vạn vật như một đàn con yêu quí, từ đứa to lớn đến đứa bé bỏng nhỏ nhoi, từ đứa không ngoan minh mẩn,đến đứa ngu dốt yếu hèn, Ngài đều ban bố một tình thương và ân huệ như nhau . Tình thương của Ngài là lòng bác ái cao cả vô biên,Ngài hằng mong cả nhân loại đều thương yêu sanh chúng như Ngài .
– Trong gia đình, người thương yêu ông bà cha mẹ thì mới trọn lòng hiếu thảo, kỉnh dâng và phụng dưỡng, chăm sóc ông bà cha mẹ từ miếng ăn giấc ngủ và nhất là sức khỏe phải thăm hỏi từng ngày .
– Trong nghĩa vợ chồng,có thương yêu mới lo lắng cho nhau,tôn trọng lẫn nhau và hy sinh cho nhau .
– Đối với các con,vì thương yêu chúng,cha mẹ mới tận tụy sớm hôm,không màng khổ cực gian lao nuôi các con ăn học và dạy dỗ chúng nên người .
– Đối với anh em thân tộc , người biết thương yêu luôn sống hòa thuận,kính trên nhường dưới,cùng chia vui sớt nhọc và tận tình giúp đở lẫn nhau .
– Đối với côn trùng cầm thú,thì không bao giờ giết mạng chúng để ăn thịt,hoặc tàn sát chúng một cách vô tâm .
– Có thương yêu mới đối xử công bằng với nhau .
– Có thương yêu mới đem tài năng ra phụng sự cho nhân loại sống đầy đủ tiện nghi và an vui hạnh phúc .
– Có thương yêu thì kẻ mạnh không hiếp người yếu đuối , người quyền lực không áp bức kẻ thế cô .
– Có thương yêu mới không tranh đấu giụt giành, không giết hại lẫn nhau .
– Có thương yêu thì không đem trí thông minh ra chế tạo vũ khí tối tân để tàn sát nhau,mộng làm bá chủ hoàn cầu, chừng nào nhân loại thực sự thương yêu thì mới có hòa bình thực sự trên thế giới .
– Nhìn trong xả hội,thấy trẻ côi lang thang đầu đường xó chợ, thấy các cụ già đơn độc ốm đau hoặc thấy người tật nguyền khốn khó, kẻ đói rách cơ bần, hay gặp người thiên tai hoạn nạn, người có lòng thương yêu thực sự mới hết lòng cưu mang cứu giúp từ công sức đến của tiền,không nệ tốn hao,không nài khó nhọc,chỉ mong người qua cơn khốn khó,mong đem sự an vui đến cho người,để xoa dịu nỗi đau bất hạnh thì lòng thư thái vui thầm .
Trên bước đường tu tam lập, người tín đồ Cao-Đài thực hiện lòng thương yêu,cứu giúp người hoạn nạn về vật chất thì rất tốt,nhưng chưa đủ,cần phải cố hết sức mình,tìm đủ mọi phương cách,tạo mọi điều kiện,thực thi lòng thương yêu cao cả là phổ độ chúng sanh để cứu vớt linh hồn họ được thoát khỏi luân hồi nơi trần khổ, đó mới là công đức lớn nhứt .
Trong cửa Đạo Cao-Đài, từ Đền Thánh đến các Thánh-Thất đều có trang trọng đặt một bức họa TAM THÁNH ngay Tịnh tâm Điện,trên bức họa có hình 2 vị thánh tay cầm bút long vừa viết xong hai dòng văn tự khác nhau,nhưng cùng chung một ý nghĩa : THƯỢNG ĐẾ và NHÂN LOẠI – BÁC ÁI và CÔNG BÌNH, với ý nghĩa tóm lượt là trong nhân loại ai thực hành đúng luật Bác ái và đối xử đúng pháp công bằng,thì khi chết được Thượng Đế cho các Đấng rước linh hồn về cõi thiêng liêng hằng sống ( TNHT. T140 ) Đức Chí-Tôn đã dạy “ Điều Thầy vui hơn hết là muốn các con thương yêu,giúp đở nhau như con một nhà, phải đồng tâm hiệp chí,nâng đở dìu dắt nhau đem lên con đường đạo đực Thầy chỉ một lòng mơ ước cho các con thương yêu nhau trong thánh đức của Thầy, Sự thương yêu là chìa khóa mở cửa Tam thập lục Thiên,Tam Thiên thế giới và Bạch Ngọc Kinh, mọi sự khó khăn thầy gánh vác,,chỉ cậy các con thương yêu,gắng công phổ độ chúng sanh,sớm thức tỉnh tu hành để thoát khỏi luân hồi . “
Theo đoạn Thánh Ngôn trên,vì thương yêu mà phổ độ chúng sanh là điều Đức Chí-Tôn mong muốn và vui lòng nhất, vậy chúng ta cố gắng học tập và làm theo Thánh-ý Đức Chí-Tôn .
NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT .
Những hệ quả và quan niệm ăn chay của Tín-đồ Cao-Đài ( tiếp theo )
Kính thưa quí Huynh Tỷ Đệ Muội
Tiếp theo bài nói về ăn chay của Đạo Cao-Đài trong Đàn cúng
ngày 27-12-2013 vừa qua, hôm nay tôi xin mạng phép nói tiếp về một số quan niệm về ăn chay và những hệ quả của việc ăn chay .
ĂN CHAY CÓ ĐƯỢC DÙNG BƠ SỬA VÀ TRỨNG KHÔNG ?
Có 2 loại bơ sửa : 1.- Bơ sửa thực vật ( thảo mộc )
2.- Bơ sửa động vật
– Bơ thực vật được làm bằng chất béo của các loại thực vật như đâu, phộng, mè, dừa, trái bơ .
– Sửa thực vật như sửa đậu nành, sửa đậu phộng,sửa đậu xanh v..v.. Bơ sửa thực vật, người ăn chay dung rất tốt .
– Bơ động vật được làm bằng sửa bò, sửa trâu
– Sửa động vật gồm : sửa bò, sửa trâu, sửa dê .
Dùng bơ sửa động vật:không mang tội sát sanh,người ăn chay có thể dùng được ,nhưng có tánh trược hơn bơ sửa thực vật, tốt hơn là không nên dùng .
Các loại trứng : nếu các loại trứng có trống, tức là đã có một mầm sống trong đó và sẽ nở thành một sinh vật mới,ta ăn một trứng đó là giết một mạng sống,tức là phạm tội sát sanh, trứng không trống, thì không có mạng sống tìm ẩn bên trong, ăn nó không phạm tội sát sanh,nhưng trứng là món từ cơ thể cầm thú tạo ra,nên có trược chất,tốt nhất là ta không nên dùng .
Mật ong : do các con ong hút mật từ hoa hay các chất có đường,rồi dùng nước miếng nó tạo thành mật,do vậy mật ong là thực phẩm hoàn toàn chay,rất bổ dưỡng,ăn chay rất tốt .
Ăn chay có được ăn bù vào ngày khác không ? ví dụ : hôm nay là ngày mùng 8,nhằm ngày ăn chay,nhưng vì tiệc tùng với người đời,hay bị bạn be nài ép, nên ăn mặn,rồi ngày hôm sau ăn chay bù lại,viếc đó thế nào ? Chúng ta thấy rõ người ấy muốn ăn chay cho đúng các ngày theo luật định, nhưng vì một lý do vui vẽ, hay vì sự nài ép của bạn bè, hoặc người thân nên ăn mặn, mặc dù hôm sau có ăn bù,chúng ta nên nhớ là cũng không đặng . Vì như vậy là mình quá dễ dãi với sự đòi hỏi của xác thân,xem những lời nài ép của bạn bè,sự vui vẽ tiệc tùng, quan trọng hơn lời minh thệ mà mình đã hứa giữ gìn luật đạo trước mặt Đức Chí-Tôn và Chư Thần Thánh Tiên Phât. Đó là một sai lầm lớn không nên vi phạm, việc ăn chay bù không hợp pháp, nó chứng tỏ lương tâm mình không thắng nổi sự lôi cuốn của dục vọng thể xác, thể xác thì ham muốn,xúi giục mình, cứ ăn uống rượu ngon, thịt béo vui say đi, mà lương tâm mình không mạnh mẽ,cương quyết chối từ,nên không điều khiển được xác thân ,đành chìu theo nó, tức là mình yếu hơn nó, đầu hàng và chịu thua nó . Nếu chơn linh ta không kềm chế và điều khiển được sự đòi hỏi xúi giục của thể xác mà cứ chìu theo,nó sẽ dẫn ta đi sâu vào đường tội lỗi, làm ta bị trể nãi bước đường tu học, khiến ta bị kẹt lại trong thời kỳ chuyển thế mà không kịp vào ngươn Thánh-đức . Vậy Chư Huynh Tỷ Đệ Muội phải hết sức quan tâm đến việc giữ đúng trai kỳ .
Có kẻ nói rằng “ nhiều người ăn chay mà lời nói còn hung dữ quá, hành động còn ác độc quá,tôi không cần ăn chay,miễn tôi làm lành làm phước là đủ rồi “ Xin thưa quả thật có như vậy,nhưng không phải tại họ ăn chay mà họ trở nên hung dử, ác độc, chúng ta nên nghĩ rằng “Nếu họ không ăn chay thì họ còn hung dữ,ác độc hơn gấp bội, nhờ ăn chay mà họ bớt hung dữ nhiều lắm rồi đó “
Chúng ta đang tu học,lòng luôn nghĩ đến việc sửa mình,làm lành,lánh dữ, chúng ta đừng so sánh với những người hung dữ làm gì, bỡi nó không ích lợi cho việc tiến hóa của linh hồn ta, chúng ta hãy nhìn lên những bậc chân tu, đầy đủ đức hạnh mà học hỏi và bắt chước các vị ấy,ta mới tiến hóa nhanh được .
Ăn chay không sát sanh để tránh quả báo luân hồi : Việc giết hại mạng sống của sinh vật tạo thành một ácnghiệp,khi ta chết,hồn của những con vật đã bị ta giết,sẽ đòi chúng ta phải trả món nợ sát mạng nó, và theo luật công bình thiêng liêng của tạo hóa, ta phải luân hồi tái kiếp để đền trả mối nợ oan nghiệt ấy . Nếu đã giết bao nhiêu sinh mạng, thì phải luân hồi bấy nhiêu kiếp để đền trả cho dứt nợ mới thoát khỏi luân hồi .
Ăn chay trường có thành Tiên Phật không ? Người ăn chay trường là ăn chay hoài, không có ngày nào ăn mặn,lo làm lành lánh dữ, giữ đúng luật Đạo, trọn tuân ngủ giới cấm . Khi chết linh hồn được nhẹ nhàng,chơn thần được trong sáng, được siêu thăng lên các cõi Trời, được hưởng sự an nhàn vĩnh cửu,nhưng không có phẩm vị Thần Thánh Tiên Phật .
Đức Chí-Tôn có dạy “Người dưới thế nầy muốn làm giàu phải kiếm phương thế mà làm ra của cải,ấy là phần xác thịt,còn muốn cho đắc Đạo thành Thần, Thánh ,Tiên ,Phật phải có công quả,Thầy đến độ rổi các con là lập một trường công đức cho các con nên Đạo “ Thầy còn dạy thêm là “ Bao hiêu công quả bấy nhiêu phần .Vậy người tín đồ Cao-Đài muốn đắc vị phải có 2 điều kiên :
1.- Ăn chay trường, làm lành, lánh dữ,trọn tùng luật Đạo .
2.-Làm nhiều công quả và phổ độ nhơn sanh .
NAM MÔ CAO-ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
Bài đọc Vía Đức Chúa Jesus 2013
Bài đọc Đàn cúng 22-12-2013 ( VÍA ĐỨC CHÚA JESUS )
Kính thưa Quí Huynh Tỷ Đệ Muội . Vì thời gian không thuận tiện, nên hôm nay chúng ta Thiết Đàn Vía Đức Chúa Jesus trước ngày giáng sinh . Nhân dịp nầy, Tôi xin sơ lược đôi nét về Đức Chúa .
– Đức Chúa Jesus Christ giáng sinh đêm 24 rạng sáng 25 tháng 12 dương lịch năm thứ NHỨT ( đầu công nguyên ) mất ngày thứ sáu 13 tháng 4 năm 33,Ngài là Chơn linh của Đức Phật christna , vâng lịnh Đức Chúa Trời tức là Ngọc Hoàng Thượng Đế, giáng trần mở Đạo Thánh ở Do-Thái,gọi là Gia-Tô Giáo hay Thiên Chúa Giáo để cứu vớt nhân loại .
– Đức Chúa Jesus Christ với tấm lòng thương yêu nhơn sanh một cách nồng nạn Ngài đã dạy dỗ nhơn sanh với lòng thương yêu, hạnh bố thí, sự chơn thật, khiêm cung, lòng hiếu thảo, lời nói trọn lành, hành động chơn chánh, Ngài khuyên nhơn sanh tự biết sửa mình nên tốt, nên hiền, kín đáo âm thầm làm việc phước đức là lập âm chất, vì Đức Chúa Trời vẫn luôn công bình xét thấy để ban ơn, Ngài dạy phải hết lòng thờ kính Đức Chúa Trời tức Đức Ngọc-Hoàng Thượng Đế .
– Tất cả những lời giáo huấn của Đức Chúa Jesus Christ tạo thành một hệ thống giáo lý cho nền Đạo Thánh ở Do-Thái,và được các Giáo-Sĩ truyền bá mạnh mẽ sang Châu Ậu Điều nầy làm cho uy quyền của bọn Vua Quan phong kiến lúc bấy giờ bị lung lay nên chúng tìm cách giết Chúa Bọn chúng vu cáo ngài âm mưu phản loạn, chúng dùng nhiều tiền bạc mua chuộc Yuda,là 1 trong 12 Môn đồ của Chúa, Yuda tham tiền cam tâm phản Chúa,hắn dẫn đường chỉ lối cho bọn lính bắt Chúa .
– Đức Chúa bị chúng lên án tử hình bằng cách đóng đinh ngài trên thập tự giá .
– Đức Chúa đã biết trước điều đó, nhưng Ngài không né tránh, vì Ngài quyết lòng chịu chết,đem xác Thánh quí trọng hiến dâng lên Đức Chúa Trời hy sinh mạng sống để cầu xin chược tội cho nhơn sạnh, Thật là cao cả và xứng đáng được tôn thờ là vị Chúa Cứu Thế của nhơn loại .
– Trong sự thờ phượng của Đạo Cao-Đài,việc sắp xếp Đức Chúa Jesus Christ ngồi dưới Đức Đại Tiên Trưởng Lý Thái Bạch, không phải là Đức Chúa nhỏ hơn Đức Lý, mà đó chỉ là thứ tự trong Ngủ Chi Đại Đạo . Trong Thánh Tượng Ngủ Chi Đại Đạo nơi hàng dọc ở giữa từ bậc dưới kể lên gồm có :
– NHƠN ĐẠO Phẩm Giáo-Tông
– THẦN ĐẠO Đức Khương Thượng Tử Nha
– THÁNH ĐẠO Đức Gia-Tô Giáo Chủ Jesus Christ
– TIÊN ĐẠO Đức Lý Thái Bạch Đại tiên Trưởng .
– PHẬT ĐẠO Đức Phật Thích Ca .
– Hằng năm vào dịp Lễ Noel đêm 24 rạng 25 tháng 12 dl, là lễ kỷ niệm ngày Giáng sanh của Đức chúa Jesus Christ, Tại Tòa Thánh Tây-Ninh và các Thánh Thất địa phương đều có tiết Đại lễ Vía Đức Chúa Jesus Christ tức ” Gia Tô Giáo Chủ Cứu Thế Thiên Tôn “. Bài thơ của Đức Chúa Giáng cơ
Vâng lệnh vua Cha xuống Thái bang
Truyền ra Đạo Thánh rất gian nan
Ba mươi năm lẽ chưa tòan vẹn
Ngàn chín trăm dư thế muốn tàn
Đắc lệnh Vua Cha truyền lập lại
Vâng lời Kim Mẫu tá trần gian
Thuyết Đàn vạn quốc nay mai sẽ
Phổ độ ngủ châu vạn sự toàn
Cầu xin Chúa ban ân lành cho Quí Huynh Tỷ Đệ Muội cùng quí quyến Thân Tâm thường an lạc .
NAM MÔ CAO-ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
Bài đọc Đàn cúng mùng 1 tháng 10 Quí Tỵ 2013
Hôm nay tôi xin nói về BÍ-PHÁP DÂNG TAM BỬU, Tại sao trong mỗi thời cúng,Đức chí Tôn buộc mỗi Tín-Đồ Nam Nữ đều phải dâng tam bửu của mình lên Đức Chí-Tôn và Phật-Mẫu ? Tam bửu hiến lễ trên Thiên Bàn là HOA – RƯỢU- TRÀ,có ý nghĩa tượng trưng Tam Bửu của con người là TINH – KHÍ – THẦN .
– HOA tượng trưng TINH, tức là thân xác của chúng ta tươi đẹp như hoa
– RƯỢU tượng trưng KHÍ, tức là chơn thần của chúng ta cường liệt như rượu mạnh vậy .
– TRÀ tượng trưng THẦN tức là chơn linh của chúng ta, vì Đức Chí-Tôn muốn chơn-linh chúng ta minh mẩn điều hòa như trà vậy .
Trong mỗi thời cúng, mỗi tín đồ phải hết sức thành tâm, xin dâng tam bửu của mình lên Đức chí Tôn, vì đây là bí pháp giải thoát cho mỗi tín đồ .
Bí Pháp là phải bí mật, nhưng trong thời kỳ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ nầy, đã ban ĐẠI ÂN XÁ,nên không giấu giếm BÍ-PHÁP nữa, Ngài đem bày ra trước mặt nhơn sanh,để nhơn sanh thấy rỏ mà thực hành . Bí-pháp đó là Đức Chí-Tôn biểu chúng ta dâng tam bửu của chúng ta ( Thân xác – Chơn thần – Linh Hồn) lên Đức Chí-Tôn để Ngài dùng 3 thứ đó làm phương tiện PHỤNG-SỰ VẠN-LINH . Đó chính là phương cách giải thoát khỏi luân hồi, để sau khi thoát xác,linh hồn được trở về với Đức Chí-Tôn nơi cõi Thiêng-Liêng hằng sống . VỀ CÁCH CẦU NGUYỆN KHI DÂNG TAM BỬU, Đức Phạm Hộ-Phápthuyết đạo dạy như sau :
KHI DÂNG HOA :thì cúi đầu cầu nguyện :Con dâng mảnh hình hài của con cho Đức Chí-Tôn,dùng phương nào thì dùng . Xong lạy 1 lạy,gật đầu 4 gật, mỗi gật niệm Nam-Mô Cao-Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma ha Tát .
KHI DÂNG RƯỢU : thì cúi đầu cầu nguyện : Con xin dâng cả chơn thần của con cho Đức Chí-Tôn dùng phương nào thì dùng, xong lạy 1 lạy, gật đầu 4 gật, mỗi gật niệm Nam Mô Cao-Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha tát .
KHI DÂNG TRÀ :cũng cúi đầu cầu nguyện con xin dâng chơn linh của con lên Đức Chí-Tôn dùng phương nào thì dùng . Sau đó nguyện chung là Con xin dâng cả hình hài con,chơn thần con,và cả chơn linh con cho Đức Chí-Tôn tùy phương sử dụng và xin ban ân lành cho con . Xong lạy 3 lạy, mỗi lạy gật đầu 4 gật, mỗi gật niệm Nam-Mô Cao-Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát ..
Như vậy mỗi khi cúng Đức Chí-Tôn chúng ta đều cầu nguyện dâng tam bửu, tức thành kỉnh dâng hiến toàn thể con người của chúng ta, cả hồn và xác đều thuộc vào Đức Chí-Tôn sai khiến, định đoạt trong việc phụng sự vạn linh . Như vậy nếu đã thật sự dâng hiến cả hồn xác cho Đức chí-Tôn với đầy đủ ý nghĩa của nó, thì ta không còn gì là của riêng ta nữa . Ta chỉ cần nuôi dưỡng và rèn luyện xác thân nầy cho được khỏe mạnh, trau giồi tinh thần cho thêm sáng suốt, rồi hàng ngày cố gắng đem tâm sức mình thực hiện một cách chí thành cho hoàn tất mệnh lệnh Đức Chí Tôn giao phó,là Ngài muốn chúng ta thay Ngài phụng sự vạn linh , tức là hoằng khai Đại Đạo, Phổ Độ chúng sanh . Như không làm được cách nầy thì lam cách khác mà tạo âm chất, thì dù xưa kia ta có tội,mà nay không làm thêm tội nữa, lại hết lòng phổ độ chúng sanh, thì quả kiếp củ tự nhiên tiêu diệt, tức ta đã đoạt cơ giải thoát khỏi kiếp luân hồi .
NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỖ TÁT MA HA TÁT
Vía Đức Chúa Jésus Christ
Đức Hộ Pháp thuyết Đạo,
tại Đền-Thánh Đêm 24 tháng 11 năm Mậu-Tý (dl 24-12-1948)
1948 năm trước, lúc nầy có một vị Chí-Tôn giáng trần giáo Đạo tại Tây-phương, vị Chí-Tôn an-bang tế-thế mang xác phàm lập giáo để một cái nền văn-minh vĩ-đại cho nhơn-loại, tính ra được 1948 năm.
Trước buổi Đức Thích ca gần qui-liễu Ananđa và A-Nan Ca-Diếp đến bên Ngài khóc-lóc hỏi Ngài rằng: Thầy qui-vị rồi ai dạy chúng con, Đức Thích Ca nói: Có một Đấng đến sau ta, oai-quyền hơn ta nữa. Đức Phật Thích-Ca đã nói một vị Tây-Phương Giáo-Chủ Jésus-Christ đó vậy. Ấy là một đàn anh đã thông-trí cho nhơn-loại biết người em kế vị của mình sắp đến, Ngài có nói trước còn oai-quyền hơn ta nữa, thì thật quả vậy.
Khi Đức Chúa Jésus-Christ giáng-sanh ở Tây-Phương gần thọ hình, các vị Thánh-Tông-Đồ tức nhiên là môn-đệ của Ngài than rằng: Nếu Thầy thọ hình ai dạy chúng con ? Ngài nói cần yếu ta phải đi, cần yếu ta phải về với Cha ta, ta phải về đặng an vui, rồi sau nầy sẽ có một người đến cùng các ngươi đặng an-ủi dạy-dỗ các ngươi nhiều điều huyền-vi bí mật.
Đức Phật Thích-Ca nói sau nầy Đấng ấy còn oai-quyền hơn ta nữa, Đấng ấy tức nhiên là Tây-Phương Giáo-Chủ Jésus-Christ và Chúa đã cho nhơn-loại hay: sau đạo-Thánh Gia-Tô có Đạo Cao-Đài xuất hiện đó vậy.
Có một đấng chơn-linh tam-thế Chí-Tôn , nhơn-loại đều biết tánh danh đó. Nhứt-thế: Brahma Phật, tức nhiên là Tạo-Hóa, nhị thế Civa Phật tức nhiên Tấn-Hóa, tam-thế Christna Phật tức nhiên Bảo-Tồn, Đấng trọn quyền bảo tồn ấy là lòng ái-truất thương sanh vậy
Vì cớ cho nên Đức Jésus-Christ thương nhơn-loại một cách nồng-nàn thâm-thúy, Ngài đã ngó thấy Nhứt Kỳ Phổ-Độ nhơn-loại ký hòa-ước với Chí-Tôn mà đã bội ước, nên phạm Thiên-điều, nhơn quả nhơn-loại gớm ghiết, do nhơn-quả ấy mà tội tình nhơn-loại lưu-trữ đến ngày nay, Thánh giáo gọi “tội tổ-tông” chính mình Ngài đến, đến với một xác-thịt phàm-phu, Ngài đến giơ tay để ký đệ-nhị hòa-ước đặng dìu dắt chúng sanh trở về cùng đấng Cha lành của họ tức nhiên là Đức Chí-Tôn là Đại-Từ-Phụ chúng ta ngày nay đó vậy.
Đấng ấy vô tận vô biên, thấy nạn của nhơn-loại đã dẫy-đầy, Ngài chỉ xuống tại mặt thế nầy làm con tế-vật đặng chuộc tội-tình cho nhơn-loại, bàn tay đó đã ký đệ nhị hòa-ước cho nhơn-loại, nó làm cho Ngài thế nào ? do tay Ngài ký tờ hòa-ước với Chí-Tôn , nên hai tay của Ngài bị đóng đinh trên cây thập tự-giá. Hai chân của đấng ấy bị trước nhơn-loại dìu đường hắng-sống cho họ, rồi hai chân của đấng ấy cũng bị đóng đinh trên cây Thánh-Giá, còn trái tim yêu-ái nhơn-sanh vô-hạn ấy bị một mũi kiếm vô tình đâm ngay cạnh hông của Ngài, lấy giọt máu cuối cùng đó đặng cứu nhơn-loại, một tình-ái vô-biên ấy để lại cho loài người một tôn-chỉ yêu-ái. Tôn chỉ nhìn nhơn-loại là anh em cốt-nhục và khuyên-nhủ nhơn-loại coi nhau như đồng-chủng, năm 1948 nhơn-loại không tầm Giáo-lý của Ngài nữa, chắc-chắn như vậy. Bần-Đạo nói quả-quyết rằng, nhơn-loại đã quên hẳn Ngài rồi đó. Cho đến ngày nay, cả toàn nhơn-loại trên địa-cầu nầy, không chịu nghe lời Ngài, không theo bước của Ngài, nên nạn tương-tàn tương sát lẫn nhau sắp diễn ra gần đây, nhưng nếu chừng nào toàn cả nhơn-loại biết tôn-sùng nhau, vì tình cốt-nhục, thì cái nạn tương-tàn tương-sát trên mặt địa-cầu nầy sẽ không có nữa. Hai tấn-tuồng, hai thảm-trạng như thế có thể đưa nhơn-loại đến chỗ tiêu-diệt mà chớ, vì nhơn-loại không biết nghe, Đấng ấy đã lấy máu-thịt của mình làm con tế-vật dâng hiến cho Đức Chí-Tôn, để cầu xin tha tội cho nhơn-loại. Nhơn-loại sẽ mất Đức vì không nghe theo Đấng Cứu-Thế, đấng ấy đã bảo anh em phải yêu-ái lẫn nhau, sống cùng nhau cho chọn vẹn kiếp sanh. Trái ngược lại, đệ nhị hòa ước kia đã ký kết với Đức Chí-Tôn bị nhơn loại bội ước nữa, vì bội ước mà bảo sao nhơn-loại không bị tội-tình mắc-mỏ sao được ?
Đêm nay là nhờ hiển-thánh anh linh của Đấng Cứu-Thế, Đấng đã để lòng ưu ái vô-tận mong cứu-vãn tình-thế nguy-ngập, lấy cả tình-ái ấy làm phương giải khổ cho nhơn-loại .
Chúng ta để tâm cầu nguyện cùng Ngài, để Ngài mở con mắt Thiêng-Liêng cho chúng-sanh đặng nhìn thấy cái chơn tánh của kiếp sống họ nơi nào, đừng mê-muội đừng ngu-dốt, lấy tinh-thần sáng suốt bỏ cái lục-dục thất-tình đầy tội-ác này.
Muốn tránh các nạn tương-tàn tương-sát kia, muốn cứu-rổi lấy họ, hầu làm cái nạn tiêu-diệt kia được thoát khỏi, ấy là lời cầu-nguyện của chúng ta đêm nay đó.
Đức Chúa Jésus-Christ đã lấy máu thịt đặng chuộc tội cho loài người. Giờ phút nầy là giờ hiển Thánh của Ngài dùng quyền hành yêu-ái vô biên của Đức Chí-Tôn mà tha tội cho nhơn-loại đó vậy.
Trích từ Lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp: Q.2 Năm Mậu Tý (1948) bài thứ 59